VẨY NẾN THỂ MỦ: BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM - Kem hoàn da Ami

VẨY NẾN THỂ MỦ: BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM

Vẩy nến thể mủ là dạng ít gặp nhưng cũng là dạng nguy hiểm bậc nhất của bệnh vẩy nến. Diễn biến bệnh nhanh, có nguy hiểm tới tính mạng. Cần đặc biệt chú ý để giảm thiểu rủi ro đáng tiếc xảy ra

Bệnh vẩy nến thể mủ là gì

Bệnh vẩy nến nói chung là một loại bệnh tự miễn ngoài da, có liên quan đến sự rối loạn của hệ thống miễn dịch. Thường biểu hiện qua da là những lớp vảy màu trắng hoặc đỏ. Sờ vào thì thấy cứng. Gây ra hiện tượng ngứa và đau rát, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của người bệnh

Bệnh vẩy nến thể mủ (vẩy nến mụn mủ) là một dạng hiểm gặp của bệnh, chuyển biến nhanh và có nguy cơ tử vong. Có thể chia bệnh ra làm 2 loại dựa trên vị trí xuất hiện của bệnh.

Vẩy nến thể mủ toàn thân Zumbusch (generalized pustular psoriasis) do Zumbusch mô tả đầu tiên từ năm 1910. Xuất hiện tiên phát hay trên một bệnh nhân vẩy nến đỏ da hay vẩy nến thể khớp (20- 40%).Triệu chứng lâm sàng gồm: sốt cao đột ngột, mệt mỏi, da có các đám đỏ da lan toả, nổi chi chít các mụn mủ đường kính 1-2 mm, cảm giác rát bỏng, về sau xuất hiện giai đoạn róc vẩy lá rộng kéo dài nhiều tuần, có thể rụng tóc, tổn thương móng, xét nghiệm máu bạch cầu  đa  nhân trung tính cao, máu lắng tăng cao, cấy mủ không mọc vi khuẩn. Tiên lượng nhìn chung tốt, hay tái phát.

Vẩy nến thể mủ lòng bàn tay, bàn chân: thể Barber (localized pustular psoriasis). Biểu hiện bằng mụn mủ vô khuẩn nổi giữa những đám dầy sừng lòng bàn tay, bàn chân, mụn mủ tiến triển từng đợt rất dai dẳng hay gặp nhất ở mô cái và mô út, có khi kèm theo phù nề các chi, sốt cao, nổi hạch bẹn, một số ca chuyển  thành thể Zumbusch.

Xem thêm các dạng khác của bệnh 

Nguyên nhân gây bệnh vẩy nến thể mủ

Vẩy nến thể mủ là một thể có nguy cơ đe dọa sinh mạng của bệnh nhân. Nhưng cũng như nhiều dạng khác của bệnh, vẩy nến thể mủ cũng chưa thể xác định được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh. Thường xuất hiện trên nhưng bệnh nhân đã phát bệnh vẩy nến.  

Bệnh có thể liên quan tới nhiều yếu tố riêng rẽ hoặc phức hợp tùy từng bệnh nhân: nhiễm lạnh, nhiễm khuẩn (viêm tai mũi họng, cúm), xúc cảm thần kinh đột ngột (stress), rối loạn chuyển hóa đường, mỡ, nội tiết, dị ứng, di truyền…

Tiến triển của bệnh vẩy nến thể mủ

Bệnh khởi phát đột ngột, bắt đầu dữ đội nhanh sốt cao 40oC, trong vòng 1 ngày da trở nên đỏ rực như bỏng lửa, ban đỏ rất mạnh, lan tỏa thành đám rộng có khi đỏ da toàn thân (erythrodermie) nhưng mặt và lòng bàn tay chân thường không bị, da đỏ rực, căng hơi nề, vùng nếp gấp, sinh dục lại có nhiều tổn thương.

Trong vòng vài giờ, 12-36 giờ trên nền da đỏ nổi nhiều mụn mủ (mụn mủ vô khuẩn). Mụn mủ mọc thành từng đợt, mụn mủ nhỏ như kê, rất nông, màu trăng sữa, mọc thành đám  cụm nhưng cũng có khi rải rác, mụn mủ có khi phẳng có khi gồ cao, xung quanh có quầng đỏ sẫm, có những mụn mủ nằm ngoài đám đỏ, xung quanh có quầng xung huyết nhẹ. Mụn mủ không đi với nang lông. Nhiều mụn mủ liên kết với nhau thành “hồ mủ” 1-2 cm đường kính. Do mụn mủ mọc thành từng đợt nên có cái khô đi đồng thời lại có đợt mọc mụn mủ mới.

Vài ngày sau mụn mủ vỡ tổn thương hơi trợt chảy dịch mủ rồi đóng vẩy tiết, chuyển sang giai đoạn róc vẩy, róc vẩy khô trên nền da đỏ, vẩy lá dày hoặc mỏng ở thân mình, chi, ở mặt nếu có thương tổn thường róc vẩy phấn. Róc vẩy kéo dài một đến nhiều tuần sau đó đỏ da nhạt dần, đõ dần. Có khi lại xuất hiện một đợt mụn mủ đợt bệnh khác.

Cảm giác da trong giai đoạn mọc mụn mủ là đau rát, có khi ngứa ít hoặc ngứa nhiều.

Triệu chứng toàn thân: thường sốt cao, nhức đầu, rét run, mệt nhiều, khó chịu, thể trạng suy sụp, mệt li bì nhưng không có tổn thương nội tạng, vẻ nhiễm độc mạch nhanh, thở nhanh.

Các móng ngón tay chân dày hoặc tiêu móng, có các hồ mủ ở dưới móng dẫn đến bong móng, về sau có rụng tóc.

Có thể có triệu chứng khớp viêm đau.

Tổn thương niêm mạc ít gặp: viêm lưỡi trợt gai, viêm màng tiếp hợp, viêm quy đầu.

Cách phòng tránh bệnh vẩy nến thể mủ

  • Duy trì lối sống lành mạnh: Hạn chế sử dụng rượu bia, chất kích thích,…
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng. Theo cuộc khảo sát nhỏ của Thảo Dược Ánh Mai, 73% bệnh nhân trước khi phát bệnh đều rơi vào trạng thái khủng hoảng tâm lý, căng thẳng kéo dài.
  • Tập thể dụng điều độ là cách nâng cao hệ thống miễn dịch khá hiệu quả. Giúp lưu thông máu tốt, kích thích quá trình trao đổi chất. Nên vận động tối thiêu 75 phút/ tuần.
  • Vệ sinh cá nhân, môi trường sống thường xuyên. Tránh để da tiếp xúc với hóa chất, các nguồn nước ô nhiễm.
  • Cần kiểm tra lại nguồn nước, nguồn thức ăn nạp vào cơ thể. Nguồn nước dễ nhiễm nhiều kim loại nặng, không tốt cho sức khỏe.

Bài viết có sự tham khảo tại: benhvien103.vn 

=======================

C.TY TNHH THẢO DƯỢC THIÊN NHIÊN ÁNH MAI

Địa chỉ: Số 20, Tổ 5, Đường Liên Cơ, Phường Cầu Diễn, Quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội

Điện thoại: 02473 022 266

Hotline TƯ VẤN MIỄN PHÍ: 0989 215 096 – 0966 929 656

Facebook: https://www.facebook.com/609011666213956/

Fanpage: https://www.facebook.com/thaoduocanhmai/

Website: https://kemhoanda.com/

Youtube:  https://bitly.vn/1004

Zalo: http://zalo.me/3052995520703593991

*Lưu ý: Hiệu quả/Công dụng có thể khác nhau tùy theo cơ địa mỗi người. Do đó, bạn hãy liên hệ trực tiếp hotline: 0989 215 096 để được tư vấn rõ hơn.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Đăng ký ngay
.
.
.
.